Vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa góp phần thay đổi nền kinh tế theo chiều hướng tích cực, tác động đến đời sống con người với cuộc sống đầy đủ, tiện nghi hơn.
Thông thường trong buôn bán, người bán, người mua có hàng hóa nhưng ngặt nỗi lại không có tàu, thuyền để thực hiện việc chuyên chở tới nơi giao nhận, giao dịch. Thế nên, để hợp đồng mua bán hàng hóa được thực hiện thì bắt buộc người mua hoặc người bán phải thuê tàu, thuyền,…để chở hàng. Việc thuê tàu, thuyền,…để chở hàng hóa là ký kết hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường sông/đường thủy.
Hợp đồng này cũng chính là sự thỏa thuận và kết ước giữa hai bên (bên chuyên chở và bên thuê chở), theo đó người chuyên chở sẽ dùng tàu, thuyền,…để chở hàng từ một cảng này đến một cảng khác nhằm thu tiền cước do người thuê chở có nghĩa vụ phải trả như đúng cam kết, đồng thuận trước đó.
Ngày nay, khi xu thế hội nhập hóa, toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, các nước trên thế giới ngày càng gia tăng việc buôn bán giao thương với bên ngoài, vì vậy vận tải đường biển luôn chiếm vị trí lớn, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động vận tải hàng hóa.
Với vị trí địa lý thuận lợi, đường bờ biển Việt Nam dài khoảng 3200km lại có nhiều vũng, vịnh, chắn gió tốt, nước sâu rất thích hợp cho các tàu neo đậu an toàn, từ đó xây dựng thành các hải cảng lớn, đó là chưa kể biển nước ta còn nằm dọc đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương – đây là nơi giao lưu buôn bán quốc tế của nhiều nước, lợi thế nhiều cảng biển, hoàn toàn thuận lợi cho việc phát triển ngành vận tải biển nói chung.